Giáp tấm nhà Minh

Sau đây là bài lược dịch. Tôi sẽ quay lại và chỉnh sửa sau, nếu có thể. Đoạn miêu tả quá trình tạo giáp này tuy rất chi tiết, nhưng thật khó hình dung ra.
Vậy, xin phép được bắt đầu:

"每副约用好闽铁一百斤,北地煤炭约用四五担,南方木炭约用十数担,其铁愈多,炼得熟,愈好用。蓝棉布二疋,棉线四两,蓝绒绳四两,用好生漆六两或加二两。其甲片打完,用生漆表里漆过。俟阴干,将蓝布双层以线饰纳过,俱照甲片阔狭剪就做衬里,俱要包过甲片外边一寸许。甲片搭缝处,外加纳布二寸,每边折三分,以绒绳并纳布穿联成副。其甲片,俱要搭交半寸。每全副约重三十斤为度,太重则不宜矣。"

Tạm dịch:

Mỗi bộ toàn thiết giáp dùng thép Phúc Kiến mà tạo thành, cần hơn 100 cân. Trong quá trình luyện chế, có thể dùng than đá hoặc than cây. Nếu dùng than đá đất bắc thì 4 – 5 đảm, than cây phương nam thì khoảng 10 đảm. Luyện càng lâu, chất lượng càng tốt. Ngoài ra còn cần vải sợi lam 2 tấm, sợi bông 4 lượng, sợi nhung thừng màu lam 4 lượng, sơn mài loại tốt từ 6 lượng đến 8 lượng. Khi tạo xong miếng giáp, dùng sơn mài phết 1 lớp bên trong lẫn ngoài. Đợi trời râm, đặt 2 tầng vải lam và lấy sợi vải khâu vào, chiếu theo tấm giáp rộng hẹp mà cắt, tạo thành lớp lót trong. Lại cắt tấm vải bao bọc quá tấm giáp khoảng 1 thốn. Tấm giáp khi khâu vào, bên ngoài gia thêm vải 2 thốn, mỗi phía mép cắt đi 3 phân, lấy sợi thừng bằng nhung khi nãy nối vào, tạo nên giáp. Tấm giáp chỗ giao nối nửa thốn. Toàn bộ ước tính nặng 30 cân làm chuẩn, nặng quá thì không hợp.

担 (đảm) = 1 tạ = 100 cân. 100 cân cổ thì lại bằng 596.82 gam (theo thời nhà Đường).
1 斤 (cân) = 16 两 (lượng). (Kẻ tám lạng người nửa cân, haha).
Theo đó mà tính.

Kì thực, thời Minh mạt, triều đình nhà Minh theo đúng nghĩa là đang giãy chết. Họ áp dụng được nhiều thành tựu quân sự về mặt công nghệ (nhờ việc áp dụng kiến thức quân sự của phương Tây), cũng như có những chiến công hiển hách nhờ áp dụng những thành tựu này; nhưng chính vì sự ganh đua công nghệ muộn màng ấy (và cộng thêm ti tỉ yếu tố khác về tướng binh, dân chúng, hoàng đế,...), nhà Minh cuối cùng đã bị diệt vong.
Bộ giáp này cũng có thể coi là một trong những thành tựu đó. Chúng ta biết rằng nó có thực vì nó đã được vẽ lại và cũng được miêu tả chi tiết cách chế tạo; thêm đó là vừa mới đây, người Trung Quốc đã phát hiện 2 tấm giáp khá kì lạ khi đem so sánh với các loại giáp khác cùng thời hoặc trước kia (ảnh 5 - 6).
Theo như sử sách ghi lại, Trịnh Thành Công - 1 vị tướng cuối thời Minh đã mua lại 1 bộ giáp từ người Phần Lan, tuy nhiên chúng ta không rõ bộ giáp đó có phải là giáp tấm châu Âu hay không. Khéo khi hiện vật đó lại chính là bộ giáp của tác giả - chỉ có 1 và duy nhất.

Hiện vật.

Hiện vật


Hiện vật

Tranh 1.

Tranh 2.
Lấy ảnh này cho dễ hình dung. Chỗ giáp xích thì thay bằng vải dày. 




Comments